Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
102352

QUYỀN CỦA PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM GÁI TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Ngày 14/06/2021 14:13:23

 Ở Việt Nam, vấn đề bình đẳng giới (BĐG), bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em đã được đặt ra ngay tại Hiến pháp năm 1946, việc tuyên bố “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” (Điều 9) đã khẳng định với thế giới rằng, phụ nữ Việt Nam bình đẳng với đàn ông để hưởng mọi quyền công dân. Theo đó, Điều này tiếp tục được khẳng định qua các bản Hiến pháp sau này; đặc biệt là Hiến pháp năm 2013 đã có nhiều quy định mang tính đột phá nhằm đảm bảo BĐG, bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em, được thể hiện tập trung ở Chương II và xuyên suốt toàn bộ Hiến pháp năm 2013. Theo đó, mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.

Và để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, các chủ trương, chính sách của Đảng về công tác phụ nữ và giới, ngày 29/11/2006, Quốc hội đã thông qua Luật Bình đẳng giới. Qua đó,đã xác định mục tiêu bình đẳng giới đó là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế – xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đìnhNhà nước bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình.

Ngoài Luật Bình đẳng giới- được xem là một Luật chuyên ngành về vấn đề BĐG thì một số đạo Luật quan trọng như Bộ Luật Lao động năm 2012; Bộ Luật Dân sự năm 2015; Bộ Luật Hình sự năm 2015; Bộ Luật Tố tụng Hình sự năm 2015, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007; Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014,... đều có những quy định nhằm bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em gái. Cụ thể:

- Chính sách về bảo hiểm xã hội, về lao động đã có những quy định để đảm bảo quyền của người phụ nữ như phụ nữ được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội về chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, thất nghiệp, mất sức lao động,... như: Lao động nữ được hưởng các chế độ khám thai (nghỉ việc có hưởng lương trợ cấp), nghỉ việc hưởng lương trợ cấp sinh đẻ bằng 100% tiền lương, dưỡng sức sau khi sinh nếu sức khỏe yếu. Ngoài ra, các đối tượng xã hội là phụ nữ cũng được hưởng trợ giúp vật chất với tư cách đối tượng cứu trợ xã hội. Bên cạnh đó, Bộ Luật Lao động năm 2012 dành hẳn một Chương quy định về lao động nữ(Chương X) nói về những quy định riêng đối với lao động nữ (chính sách của Nhà nước đối với lao động nữ; nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với lao động nữ; bảo vệ thai sản đối với lao động nữ; quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng của lao động nữ mang thai; nghỉ thai sản; bảo vệ việc làm cho người lao động nữ nghỉ thai sản; trợ cấp khi nghỉ để chăm sóc con ốm, khám thai, thực hiện các biện pháp tránh thai; công việc không được sử dụng lao động nữ).

- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 khẳng định nguyên tắc vợ, chồng bình đẳng. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của mình; vợ chồng có nghĩa vụ cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình; có nghĩa vụ sống chung với nhau,…Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em.

- Bộ Luật Hình sự năm 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung để quy định cụ thể, rõ ràng, minh bạch hơn vấn đề quyền của phụ nữ và trẻ em gái khi họ là nạn nhân của tội phạm hoặc là người phạm tội, nhằm bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em gái trong hệ thống tư pháp hình sự. Theo đó, cho thấy pháp luật hình sự nước ta quy định rất rõ về ưu tiên bảo vệ phụ nữ như: hành vi phạm tội đối với phụ nữ có thai là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự; cũng là tình tiết tăng nặng định khung: Giết người mà biết là có thai, cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe đối với phụ nữ đang có thai, hành hạ phụ nữ có thai, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy đối với phụ nữ mà biết là đang có thai…Đặc biệt, trong Bộ Luật hình sự năm 2015 còn thể hiện sự khoan hồng, tính nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta trong xử lý tội phạm là nữ: người phạm tội là phụ nữ có thai được quy định là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ có thai hoặc đối với phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử; không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi, và quy định khung hình phạt rất nghiêm khắc đối với các hành vi bạo lực, xâm hại và phạm tội với trẻ em.

- Trong Luật Trẻ em năm 2016 quy định các quyền của trẻ em, nhằm đảm bảo trẻ em được phát triển tốt nhất, cụ thể: Quyền sống (Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển); Quyền được khai sinh và có quốc tịch (Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật); Quyền được chăm sóc sức khỏe; Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng; Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu; Quyền vui chơi, giải trí; Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc; Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; Quyền về tài sản; Quyền bí mật đời sống riêng tư; Quyền được sống chung với cha, mẹ; Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ; Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi; Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục; Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động; Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc; Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt;Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy;Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính; Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang; Quyền được đảm bảo an sinh xã hội; Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội; Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp; Quyền của trẻ em khuyết tật; Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn.

theo(báo pháp luật)

QUYỀN CỦA PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM GÁI TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Đăng lúc: 14/06/2021 14:13:23 (GMT+7)

 Ở Việt Nam, vấn đề bình đẳng giới (BĐG), bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em đã được đặt ra ngay tại Hiến pháp năm 1946, việc tuyên bố “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” (Điều 9) đã khẳng định với thế giới rằng, phụ nữ Việt Nam bình đẳng với đàn ông để hưởng mọi quyền công dân. Theo đó, Điều này tiếp tục được khẳng định qua các bản Hiến pháp sau này; đặc biệt là Hiến pháp năm 2013 đã có nhiều quy định mang tính đột phá nhằm đảm bảo BĐG, bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em, được thể hiện tập trung ở Chương II và xuyên suốt toàn bộ Hiến pháp năm 2013. Theo đó, mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.

Và để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, các chủ trương, chính sách của Đảng về công tác phụ nữ và giới, ngày 29/11/2006, Quốc hội đã thông qua Luật Bình đẳng giới. Qua đó,đã xác định mục tiêu bình đẳng giới đó là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế – xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đìnhNhà nước bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình.

Ngoài Luật Bình đẳng giới- được xem là một Luật chuyên ngành về vấn đề BĐG thì một số đạo Luật quan trọng như Bộ Luật Lao động năm 2012; Bộ Luật Dân sự năm 2015; Bộ Luật Hình sự năm 2015; Bộ Luật Tố tụng Hình sự năm 2015, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007; Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014,... đều có những quy định nhằm bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em gái. Cụ thể:

- Chính sách về bảo hiểm xã hội, về lao động đã có những quy định để đảm bảo quyền của người phụ nữ như phụ nữ được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội về chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, thất nghiệp, mất sức lao động,... như: Lao động nữ được hưởng các chế độ khám thai (nghỉ việc có hưởng lương trợ cấp), nghỉ việc hưởng lương trợ cấp sinh đẻ bằng 100% tiền lương, dưỡng sức sau khi sinh nếu sức khỏe yếu. Ngoài ra, các đối tượng xã hội là phụ nữ cũng được hưởng trợ giúp vật chất với tư cách đối tượng cứu trợ xã hội. Bên cạnh đó, Bộ Luật Lao động năm 2012 dành hẳn một Chương quy định về lao động nữ(Chương X) nói về những quy định riêng đối với lao động nữ (chính sách của Nhà nước đối với lao động nữ; nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với lao động nữ; bảo vệ thai sản đối với lao động nữ; quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng của lao động nữ mang thai; nghỉ thai sản; bảo vệ việc làm cho người lao động nữ nghỉ thai sản; trợ cấp khi nghỉ để chăm sóc con ốm, khám thai, thực hiện các biện pháp tránh thai; công việc không được sử dụng lao động nữ).

- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 khẳng định nguyên tắc vợ, chồng bình đẳng. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của mình; vợ chồng có nghĩa vụ cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình; có nghĩa vụ sống chung với nhau,…Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em.

- Bộ Luật Hình sự năm 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung để quy định cụ thể, rõ ràng, minh bạch hơn vấn đề quyền của phụ nữ và trẻ em gái khi họ là nạn nhân của tội phạm hoặc là người phạm tội, nhằm bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em gái trong hệ thống tư pháp hình sự. Theo đó, cho thấy pháp luật hình sự nước ta quy định rất rõ về ưu tiên bảo vệ phụ nữ như: hành vi phạm tội đối với phụ nữ có thai là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự; cũng là tình tiết tăng nặng định khung: Giết người mà biết là có thai, cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe đối với phụ nữ đang có thai, hành hạ phụ nữ có thai, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy đối với phụ nữ mà biết là đang có thai…Đặc biệt, trong Bộ Luật hình sự năm 2015 còn thể hiện sự khoan hồng, tính nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta trong xử lý tội phạm là nữ: người phạm tội là phụ nữ có thai được quy định là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ có thai hoặc đối với phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử; không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi, và quy định khung hình phạt rất nghiêm khắc đối với các hành vi bạo lực, xâm hại và phạm tội với trẻ em.

- Trong Luật Trẻ em năm 2016 quy định các quyền của trẻ em, nhằm đảm bảo trẻ em được phát triển tốt nhất, cụ thể: Quyền sống (Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển); Quyền được khai sinh và có quốc tịch (Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật); Quyền được chăm sóc sức khỏe; Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng; Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu; Quyền vui chơi, giải trí; Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc; Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; Quyền về tài sản; Quyền bí mật đời sống riêng tư; Quyền được sống chung với cha, mẹ; Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ; Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi; Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục; Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động; Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc; Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt;Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy;Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính; Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang; Quyền được đảm bảo an sinh xã hội; Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội; Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp; Quyền của trẻ em khuyết tật; Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn.

theo(báo pháp luật)