Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
102352

Quan Sơn phát triển kinh tế từ mô hình chăn nuôi bò sinh sản

Ngày 18/02/2023 14:33:33

 

 Trong những năm qua, huyện Quan Sơn tập trung hỗ trợ nguồn lực, vận động nhân dân chú trọng chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt theo hướng sản xuất hàng hóa, cung cấp cho thị trường. Trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi bò hiệu quả, đem lại giá trị kinh tế cao. Gia đình anh Phạm Bá Duy, bản Hiết, xã Sơn Thủy là một điển hình như vậy.

  Anh Duy kể, vào năm 2016, gia đình anh được Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho vay 130 triệu đồng (gồm vay nguồn thanh niên khởi nghiệp 80 triệu; nguồn vay của phụ nữ về chăn nuôi bò 30 triệu, nước sạch 20 triệu). Sau khi nhận vốn vay, cộng thêm vốn tích lũy của gia đình, anh đầu tư thực hiện mô hình chăn nuôi bò sinh sản, theo hướng nuôi chăn thả tận dụng nguồn thức ăn từ các đồng cỏ tự nhiên. Lúc đầu, anh mạnh dạn mua 6 con bò giống sinh sản về nuôi, sau 1 năm đầu tư chăm sóc 6 con bò đã sinh sản lứa bê đầu tiên. Nhận thấy nuôi bò sinh sản dễ chăm sóc, chi phí chăn nuôi ít, tận dụng được nhiều nguồn thức ăn, không tốn công chăn thả, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Do vậy, khi bò sinh bê cái anh đều giữ lại để làm giống và tìm mua những con bò sinh sản khỏe mạnh để mở rộng quy mô chăn nuôi. Hiện gia đình anh luôn duy trì từ 10 đến 15 con bò sinh sản, có thời kỳ cao điểm đàn bò của gia đình anh lên tới hơn 30 con.

  Để bảo đảm nguồn thức ăn cho đàn bò, anh đã cải tạo gần 2 sào đất sản xuất để trồng cỏ voi, đây là nguồn thức ăn chính cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho bò. Ngoài ra, để tăng cường lượng thức ăn cho đàn bò, anh phơi rơm khô dự trữ để bò ăn dần. Đồng thời, anh cũng chú ý đến việc ủ cỏ voi để dự trữ thức ăn cho đàn bò vào mùa đông. Hiện tại, trong chuồng nuôi của gia đình anh còn lại 10 con bò 10 con bò sinh sản, với 10 con bò sinh sản đã giúp gia đình anh thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm sau khi đã trừ chi phí.

  Với việc triển khai thành công mô hình nuôi bò sinh sản, gia đình anh Duy được Cấp ủy, Chính quyền ghi nhận và đánh giá cao. Đây thực sự là mô hình làm ăn hiệu quả, phù hợp với điều kiện chăm sóc của người dân miền núi. Đặc biệt, anh Duy còn tích cực chia sẻ, hướng dẫn giúp đỡ người dân trong xã cùng phát triển kinh tế. Với sự cần cù, ham học hỏi, không khuất phục trước khó khăn, hy vọng đàn bò của gia đình anh Duy ngày càng phát triển.

 

Thu Huệ

 

 

Quan Sơn phát triển kinh tế từ mô hình chăn nuôi bò sinh sản

Đăng lúc: 18/02/2023 14:33:33 (GMT+7)

 

 Trong những năm qua, huyện Quan Sơn tập trung hỗ trợ nguồn lực, vận động nhân dân chú trọng chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt theo hướng sản xuất hàng hóa, cung cấp cho thị trường. Trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi bò hiệu quả, đem lại giá trị kinh tế cao. Gia đình anh Phạm Bá Duy, bản Hiết, xã Sơn Thủy là một điển hình như vậy.

  Anh Duy kể, vào năm 2016, gia đình anh được Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho vay 130 triệu đồng (gồm vay nguồn thanh niên khởi nghiệp 80 triệu; nguồn vay của phụ nữ về chăn nuôi bò 30 triệu, nước sạch 20 triệu). Sau khi nhận vốn vay, cộng thêm vốn tích lũy của gia đình, anh đầu tư thực hiện mô hình chăn nuôi bò sinh sản, theo hướng nuôi chăn thả tận dụng nguồn thức ăn từ các đồng cỏ tự nhiên. Lúc đầu, anh mạnh dạn mua 6 con bò giống sinh sản về nuôi, sau 1 năm đầu tư chăm sóc 6 con bò đã sinh sản lứa bê đầu tiên. Nhận thấy nuôi bò sinh sản dễ chăm sóc, chi phí chăn nuôi ít, tận dụng được nhiều nguồn thức ăn, không tốn công chăn thả, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Do vậy, khi bò sinh bê cái anh đều giữ lại để làm giống và tìm mua những con bò sinh sản khỏe mạnh để mở rộng quy mô chăn nuôi. Hiện gia đình anh luôn duy trì từ 10 đến 15 con bò sinh sản, có thời kỳ cao điểm đàn bò của gia đình anh lên tới hơn 30 con.

  Để bảo đảm nguồn thức ăn cho đàn bò, anh đã cải tạo gần 2 sào đất sản xuất để trồng cỏ voi, đây là nguồn thức ăn chính cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho bò. Ngoài ra, để tăng cường lượng thức ăn cho đàn bò, anh phơi rơm khô dự trữ để bò ăn dần. Đồng thời, anh cũng chú ý đến việc ủ cỏ voi để dự trữ thức ăn cho đàn bò vào mùa đông. Hiện tại, trong chuồng nuôi của gia đình anh còn lại 10 con bò 10 con bò sinh sản, với 10 con bò sinh sản đã giúp gia đình anh thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm sau khi đã trừ chi phí.

  Với việc triển khai thành công mô hình nuôi bò sinh sản, gia đình anh Duy được Cấp ủy, Chính quyền ghi nhận và đánh giá cao. Đây thực sự là mô hình làm ăn hiệu quả, phù hợp với điều kiện chăm sóc của người dân miền núi. Đặc biệt, anh Duy còn tích cực chia sẻ, hướng dẫn giúp đỡ người dân trong xã cùng phát triển kinh tế. Với sự cần cù, ham học hỏi, không khuất phục trước khó khăn, hy vọng đàn bò của gia đình anh Duy ngày càng phát triển.

 

Thu Huệ