Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
102352

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA XÃ MƯỜNG MÌN

Ngày 01/07/2020 15:29:44

Căn cứ vào tổng quan vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên, bản sắc văn hóa và con người có thể nhận thấy xã Mường Mìn có những tiềm năng sau:

* Tiềm năng phát triển nông – lâm nghiệp:

Theo kết quả phúc tra, chỉnh lý bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Thanh hoá cho thấy: trên địa bàn xã Mường Mìn có 4 nhóm đất với 7 loại đất chính:

Nhóm đất đỏ vàng: với 2 loại đất (Fa, Fs), phân bố tập trung trên vùng đồi, núi thấp ở độ cao dưới 900m. Đất hình thành trên sản phẩm phong hoá của các loại đá mẹ Macma axit, đá sét và đá biến chất; tầng đất mỏng, hàm lượng các chất dinh dưỡng nghèo. Nhóm đất này cơ bản thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, một số diện tích có thể kết hợp sản xuất nông nghiệp (trồng cây lâu năm, chăn nuôi đại gia súc). Quá trình khai thác sử dụng cần đặc biệt chú trọng bảo vệ, cải tạo đất.

+ Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: với 3 loại đất (Ha, Hq và Hs), phân bố tập trung trên các đỉnh núi cao trên 900m. Là nhóm đất hình thành ở địa hình chia cắt, dốc nhiều, tầng đất thường không dày, trong điều kiện khí hậu lạnh và ẩm hơn vùng đồi - núi thấp, hàm lượng mùn trong đất tăng, sự phân giải chất hữu cơ chậm. Tỷ lệ mùn đạt 5-8% ở tầng mặt, nhưng xuống sâu giảm nhanh hơn đất vùng đồi-núi thấp. Nhóm đất này thích hợp cho phát triển lâm nghiệp như khoanh nuôi súc tiến tái sinh, bảo vệ, trồng mới rừng.

105702217_707856260009373_5105180607621979749_n.jpg

+ Nhóm đất phù sa bồi tụ ven sông, ven suối (Py) phân bố ven sông Luồng, suối lớn tạo nên dải đất hẹp chạy dọc theo 2 bờ sông và suối. Vì vậy loại đất này thường có sản phẩm thô và luôn chịu ảnh hưởng của lũ hàng năm. Nhóm đất này nằm ở địa hình bằng thoải, có độ phì nhiêu khá, gần nguồn nước; rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nông dân đã xen thêm vụ cây trồng cạn. Mặt khác đây là nhóm đất chủ lực để giải quyết lương thực cho người và chăn nuôi. 

khai thác cật - nan.jpg

            + Nhóm đất thung lũng (D): hình thành ở địa hình thung lũng do các sản phẩm rửa trôi từ trên cao đưa xuống tích tụ lại. Thường nhỏ, hẹp, kéo dài, nhưng có đặc điểm rất đa dạng, phụ thuộc nhiều vào từng vùng và từng sản phẩm của mẫu chất, đá mẹ tạo nên. Nhóm đất này rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp: trồng lúa, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày, trồng rừng.

Nhìn chung khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, có nhiều nhóm loại đất để bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp; diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm phần lớn là tiềm năng để đầu tư phát triển rừng sản xuất theo hướng đồi rừng là chính. Hệ thống sông suối có khả năng phục vụ nước sinh hoạt và nước tưới cho sản xuất nông nghiệp ổn định nếu được bảo vệ rừng đầu nguồn.

Năm 2015 giá trị sản xuất nông nghiệp (gồm cả lâm nghiệp, thủy sản) chiếm tỉ trọng 76,63%; đến 2009 là 80,6%. Các chỉ tiêu cho thấy tỷ trọng sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản của xã vẫn có xu hướng tăng; công nghiệp, dịch vụ giảm. Nông nghiệp vẫn đóng một vai trò quan trọng.

105597857_267618894517556_6024073785659992518_n.jpg

          

            Nhìn chung, cả trước mắt và lâu dài, nông nghiệp vẫn giữ một vị trí quan trọng trong kinh tế của xã, góp phần đáp ứng các nhu cầu nông - lâm sản, thực phẩm ngày càng gia tăng, đồng thời ổn định, cải thiện kinh tế và đời sống xã hội nông thôn, cải thiện điều kiện cảnh quan, môi trường sinh thái, góp phần tích cực cho sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và môi trường sinh thái của xã.

Có thể nói, diễn biến cơ cấu sản xuất nông nghiệp của xã giai đoạn vừa qua đã phản ánh đúng với những điều kiện sản xuất trên địa bàn, trong đó trồng trọt, chăn nuôi tăng, lâm nghiệp, thủy sản giảm thể hiện phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Riêng lâm nghiệp có vai trò phòng hộ, cảnh quan - môi trường từng bước được chú trọng, là thế mạnh trong phát triển lâu dài, nhưng trước mắt phát triển vẫn còn hạn chế.

* Về du lịch:

Xã Mường Mìn là vùng đất có phong cảnh sơn thủy hữu tình với vùng núi rừng trùng điệp, có các dãy núi cao như Pù Xa Lày, Pu Cút…, trong đó không thể không kể đến dãy Pha Dua với câu "chuyện tình Pha Dua" của cô gái Mường Mìn và chàng trai Mường Xia lưu danh sử sách.

106099892_570083303677768_8567420143088113332_n.jpg

Bên cạnh hệ thống núi non trùng điệp và sông ngòi chằng chịt, Mường Mìn vẫn có những piềng bãi được nhân dân khai phá, canh tác từ bao đời nay như piềng Phạ, piềng Bơn, piềng Sa Hay, piềng Bóng, piềng Chiềng Lào…tạo nên Mường Mìn vừa hùng vỹ, vừa thơ mộng, nét rắn rỏi vẫn pha chút nên thơ.

d08b5b1d2e7ed3208a6f.jpg


Cùng với những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái đang được gìn giữ và phát huy rất tốt, 4/5 bản đã đạt chuẩn bản văn hóa, tiến tới xã sẽ phấn đấu về đích xã đạt chuẩn văn hóa – nông thôn mới trong năm 2021.

478de21797746a2a3365.jpg

Theo dư địa chí Quan Sơn, Bản Bơn – xã Mường Mìn (hiện nay đã được công nhân là bản đạt chuẩn nông thôn mới và đang tiếp tục xây dựng bản nông thôn mới kiểu mẫu) có địa hình tương đối bằng phẳng, đồng ruộng bậc thang ở ngay phía trước bản được bao quanh bởi con sông Luồng, phía sau bản là đồi trầm hương, lát, quế… và hệ thống núi pha Dùa, pha Hen – một danh lam thắng cảnh hùng vỹ, đầu bản là piềng Phạ - một bãi đất rộng, bằng phẳng, hiện nay đang được nhân dân quy hoạch trồng các loại rau, củ, quả…, men theo đường vào suối Lế cách bản 2km có thác Cánh Lế cao khoảng 13m, vào mùa hè nước rất mát, đây cũng là một yếu tố có thể cải tạo và khai thác làm du lịch. Phụ nữ bản Bơn nổi tiếng khéo tay dệt vải, ươm tơ và duyên dáng, yêu lao động, có lẽ vì thế mà Nàng Lá Nọi Mường Mìn đã làm say lòng chàng trai Mường Xia.

Kết hợp những điều kiện ấy, nếu được đầu tư xây dựng đúng hướng thì bản Bơn xã Mường Mìn có đủ khả năng để phát triển du lịch cộng đồng./.

                                                                                                                                                                                                                                                           Thực hiện: Phạm Ngọc Mai - CC VHXH

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA XÃ MƯỜNG MÌN

Đăng lúc: 01/07/2020 15:29:44 (GMT+7)

Căn cứ vào tổng quan vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên, bản sắc văn hóa và con người có thể nhận thấy xã Mường Mìn có những tiềm năng sau:

* Tiềm năng phát triển nông – lâm nghiệp:

Theo kết quả phúc tra, chỉnh lý bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Thanh hoá cho thấy: trên địa bàn xã Mường Mìn có 4 nhóm đất với 7 loại đất chính:

Nhóm đất đỏ vàng: với 2 loại đất (Fa, Fs), phân bố tập trung trên vùng đồi, núi thấp ở độ cao dưới 900m. Đất hình thành trên sản phẩm phong hoá của các loại đá mẹ Macma axit, đá sét và đá biến chất; tầng đất mỏng, hàm lượng các chất dinh dưỡng nghèo. Nhóm đất này cơ bản thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, một số diện tích có thể kết hợp sản xuất nông nghiệp (trồng cây lâu năm, chăn nuôi đại gia súc). Quá trình khai thác sử dụng cần đặc biệt chú trọng bảo vệ, cải tạo đất.

+ Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: với 3 loại đất (Ha, Hq và Hs), phân bố tập trung trên các đỉnh núi cao trên 900m. Là nhóm đất hình thành ở địa hình chia cắt, dốc nhiều, tầng đất thường không dày, trong điều kiện khí hậu lạnh và ẩm hơn vùng đồi - núi thấp, hàm lượng mùn trong đất tăng, sự phân giải chất hữu cơ chậm. Tỷ lệ mùn đạt 5-8% ở tầng mặt, nhưng xuống sâu giảm nhanh hơn đất vùng đồi-núi thấp. Nhóm đất này thích hợp cho phát triển lâm nghiệp như khoanh nuôi súc tiến tái sinh, bảo vệ, trồng mới rừng.

105702217_707856260009373_5105180607621979749_n.jpg

+ Nhóm đất phù sa bồi tụ ven sông, ven suối (Py) phân bố ven sông Luồng, suối lớn tạo nên dải đất hẹp chạy dọc theo 2 bờ sông và suối. Vì vậy loại đất này thường có sản phẩm thô và luôn chịu ảnh hưởng của lũ hàng năm. Nhóm đất này nằm ở địa hình bằng thoải, có độ phì nhiêu khá, gần nguồn nước; rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nông dân đã xen thêm vụ cây trồng cạn. Mặt khác đây là nhóm đất chủ lực để giải quyết lương thực cho người và chăn nuôi. 

khai thác cật - nan.jpg

            + Nhóm đất thung lũng (D): hình thành ở địa hình thung lũng do các sản phẩm rửa trôi từ trên cao đưa xuống tích tụ lại. Thường nhỏ, hẹp, kéo dài, nhưng có đặc điểm rất đa dạng, phụ thuộc nhiều vào từng vùng và từng sản phẩm của mẫu chất, đá mẹ tạo nên. Nhóm đất này rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp: trồng lúa, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày, trồng rừng.

Nhìn chung khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, có nhiều nhóm loại đất để bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp; diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm phần lớn là tiềm năng để đầu tư phát triển rừng sản xuất theo hướng đồi rừng là chính. Hệ thống sông suối có khả năng phục vụ nước sinh hoạt và nước tưới cho sản xuất nông nghiệp ổn định nếu được bảo vệ rừng đầu nguồn.

Năm 2015 giá trị sản xuất nông nghiệp (gồm cả lâm nghiệp, thủy sản) chiếm tỉ trọng 76,63%; đến 2009 là 80,6%. Các chỉ tiêu cho thấy tỷ trọng sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản của xã vẫn có xu hướng tăng; công nghiệp, dịch vụ giảm. Nông nghiệp vẫn đóng một vai trò quan trọng.

105597857_267618894517556_6024073785659992518_n.jpg

          

            Nhìn chung, cả trước mắt và lâu dài, nông nghiệp vẫn giữ một vị trí quan trọng trong kinh tế của xã, góp phần đáp ứng các nhu cầu nông - lâm sản, thực phẩm ngày càng gia tăng, đồng thời ổn định, cải thiện kinh tế và đời sống xã hội nông thôn, cải thiện điều kiện cảnh quan, môi trường sinh thái, góp phần tích cực cho sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và môi trường sinh thái của xã.

Có thể nói, diễn biến cơ cấu sản xuất nông nghiệp của xã giai đoạn vừa qua đã phản ánh đúng với những điều kiện sản xuất trên địa bàn, trong đó trồng trọt, chăn nuôi tăng, lâm nghiệp, thủy sản giảm thể hiện phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Riêng lâm nghiệp có vai trò phòng hộ, cảnh quan - môi trường từng bước được chú trọng, là thế mạnh trong phát triển lâu dài, nhưng trước mắt phát triển vẫn còn hạn chế.

* Về du lịch:

Xã Mường Mìn là vùng đất có phong cảnh sơn thủy hữu tình với vùng núi rừng trùng điệp, có các dãy núi cao như Pù Xa Lày, Pu Cút…, trong đó không thể không kể đến dãy Pha Dua với câu "chuyện tình Pha Dua" của cô gái Mường Mìn và chàng trai Mường Xia lưu danh sử sách.

106099892_570083303677768_8567420143088113332_n.jpg

Bên cạnh hệ thống núi non trùng điệp và sông ngòi chằng chịt, Mường Mìn vẫn có những piềng bãi được nhân dân khai phá, canh tác từ bao đời nay như piềng Phạ, piềng Bơn, piềng Sa Hay, piềng Bóng, piềng Chiềng Lào…tạo nên Mường Mìn vừa hùng vỹ, vừa thơ mộng, nét rắn rỏi vẫn pha chút nên thơ.

d08b5b1d2e7ed3208a6f.jpg


Cùng với những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái đang được gìn giữ và phát huy rất tốt, 4/5 bản đã đạt chuẩn bản văn hóa, tiến tới xã sẽ phấn đấu về đích xã đạt chuẩn văn hóa – nông thôn mới trong năm 2021.

478de21797746a2a3365.jpg

Theo dư địa chí Quan Sơn, Bản Bơn – xã Mường Mìn (hiện nay đã được công nhân là bản đạt chuẩn nông thôn mới và đang tiếp tục xây dựng bản nông thôn mới kiểu mẫu) có địa hình tương đối bằng phẳng, đồng ruộng bậc thang ở ngay phía trước bản được bao quanh bởi con sông Luồng, phía sau bản là đồi trầm hương, lát, quế… và hệ thống núi pha Dùa, pha Hen – một danh lam thắng cảnh hùng vỹ, đầu bản là piềng Phạ - một bãi đất rộng, bằng phẳng, hiện nay đang được nhân dân quy hoạch trồng các loại rau, củ, quả…, men theo đường vào suối Lế cách bản 2km có thác Cánh Lế cao khoảng 13m, vào mùa hè nước rất mát, đây cũng là một yếu tố có thể cải tạo và khai thác làm du lịch. Phụ nữ bản Bơn nổi tiếng khéo tay dệt vải, ươm tơ và duyên dáng, yêu lao động, có lẽ vì thế mà Nàng Lá Nọi Mường Mìn đã làm say lòng chàng trai Mường Xia.

Kết hợp những điều kiện ấy, nếu được đầu tư xây dựng đúng hướng thì bản Bơn xã Mường Mìn có đủ khả năng để phát triển du lịch cộng đồng./.

                                                                                                                                                                                                                                                           Thực hiện: Phạm Ngọc Mai - CC VHXH