Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
102352

Chăm sóc tốt cho đàn gia súc, gia cầm thời tiết giao mùa

Ngày 05/11/2021 14:06:56

 

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột khiến đàn gia súc, gia cầm không kịp thích nghi, sức đề kháng giảm, dễ mắc bệnh. Để nâng cao sức đề kháng cho đàn gia súc, gia cầm trong thời điểm giao mùa, các địa phương trên địa bàn huyện cần tích cực triển khai đến người chăn nuôi các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, để đảm bảo cho đàn vật nuôi gia sức, gia cầm phát triển khỏe mạnh, đặc biệt là vào thời tiết giao mùa như hiên nay, nắng, mưa thất thường, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm lớn. Các hộ chăn nuôi luôn chú ý theo dõi các bản tin dự báo thời tiết, kịp thời nắm thông tin, để điều chỉnh nhiệt độ tiêu chuẩn cho đàn gà con; đưa gia sức, gia cầm về nhà nuôi nhốt; che chắn chuồng trai cho đàn vật nuôi khi nhiệt độ xuống thấp dưới 15 độ C.Luôn chú trọng theo dõi chăm sóc, bảo vệ đàn gia cầm nhằm hạn chế tối đa thiệt hại trong chăn nuôi; tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin theo đúng quy định, kết hợp với bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho đàn vật nuôi…Ngoài ra, gia đình chị còn phun khử trùng, tiêu độc trang trại 3 lần/tuần.Bên cạnh đó thường xuyên thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi để không ảnh hưởng tới sức khỏe đàn gia súc, gia cầm.

Hiện nay, toàn huyện có 11.791con trâu, bò; trên 6.900 lợn, khoảng gần 195.000 con gia cầm. Vào thời điểm giao mùa, bên cạnh các loại bệnh thường gặp trên đàn gia súc, gia cầm, thì các loại dịch bệnh nguy hiểm cũng có nguy cơ bùng phát rất cao, như: Bệnh dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm, viêm da nổi cục... Trong khi đó, hiện nay, trên địa bàn 2 xã Trung Hạ và Sơn Điện đã xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi đang gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi, nhất là giáp Tết Nguyên đán đang tới gần. Đây là loại bệnh được đánh giá có nguy cơ xâm nhập, lây lan và bùng phát nhanh trong điều kiện thời tiết giao mùa. Bên cạnh đó, các loại mầm bệnh khác lưu hành với tỷ lệ cao, phạm vi rộng, một số bệnh lại chưa có vắc-xin, thuốc điều trị. Việc chăn nuôi nhỏ lẻ còn chiếm tỷ trọng cao rất khó kiểm soát khi dịch bệnh bùng phát.  

       

Để chủ động phòng, chống các loại bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, ông Đào Văn Dương - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện cho biết: Vào thời điểm chuyển mùa, người chăn nuôi cần chú trọng thực hiện các biện pháp, như: Che chắn chuồng trại tránh mưa tạt, gió lùa; khi nhiệt độ môi trường giảm cần giữ ấm cho đàn vật nuôi, nhất là gia cầm non cần phải có chuồng úm, quây úm, đèn sưởi để cung cấp nhiệt cho phù hợp. Chú trọng vệ sinh chuồng trại, phun thuốc sát trùng trong và ngoài chuồng nuôi, khơi thông cống rãnh không để nước thải ứ đọng. Hàng ngày theo dõi sức khỏe đàn gia súc, gia cầm, phát hiện sớm các biểu hiện bất thường để cách ly, theo dõi và điều trị; nếu thấy có biểu hiện nặng và lây lan nhanh phải thông báo ngay cho cán bộ thú y địa phương để được hướng dẫn xử lý kịp thời. Về chế độ dinh dưỡng, cần cung cấp đủ thức ăn, nước uống bảo đảm chất lượng, hợp vệ sinh, bổ sung thêm các loại khoáng chất, vitamin, men tiêu hóa,... để tăng khả năng hấp thụ thức ăn nhằm nâng cao sức đề kháng; đối với trâu, bò cần cân đối lượng thức ăn tinh và thức ăn thô xanh. Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho gia cầm theo quy định. Khi mua giống vật nuôi mới về, cần có khu nuôi cách ly theo dõi ít nhất từ 10 đến15 ngày, khi con giống hoàn toàn khỏe mạnh mới thả vào đàn nuôi cũ; đồng thời, khuyến cáo người chăn nuôi thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Khi có nhu cầu vận chuyển gia súc, gia cầm cần chú ý theo dõi thông tin về thời tiết để tránh vận chuyển vào những ngày có mưa, gió mùa, trời lạnh; chú ý bảo đảm các quy trình vận chuyển, thực hiện nghiêm việc kiểm dịch động vật để bảo đảm an toàn dịch bệnh.

                                                           

 

Chăm sóc tốt cho đàn gia súc, gia cầm thời tiết giao mùa

Đăng lúc: 05/11/2021 14:06:56 (GMT+7)

 

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột khiến đàn gia súc, gia cầm không kịp thích nghi, sức đề kháng giảm, dễ mắc bệnh. Để nâng cao sức đề kháng cho đàn gia súc, gia cầm trong thời điểm giao mùa, các địa phương trên địa bàn huyện cần tích cực triển khai đến người chăn nuôi các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, để đảm bảo cho đàn vật nuôi gia sức, gia cầm phát triển khỏe mạnh, đặc biệt là vào thời tiết giao mùa như hiên nay, nắng, mưa thất thường, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm lớn. Các hộ chăn nuôi luôn chú ý theo dõi các bản tin dự báo thời tiết, kịp thời nắm thông tin, để điều chỉnh nhiệt độ tiêu chuẩn cho đàn gà con; đưa gia sức, gia cầm về nhà nuôi nhốt; che chắn chuồng trai cho đàn vật nuôi khi nhiệt độ xuống thấp dưới 15 độ C.Luôn chú trọng theo dõi chăm sóc, bảo vệ đàn gia cầm nhằm hạn chế tối đa thiệt hại trong chăn nuôi; tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin theo đúng quy định, kết hợp với bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho đàn vật nuôi…Ngoài ra, gia đình chị còn phun khử trùng, tiêu độc trang trại 3 lần/tuần.Bên cạnh đó thường xuyên thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi để không ảnh hưởng tới sức khỏe đàn gia súc, gia cầm.

Hiện nay, toàn huyện có 11.791con trâu, bò; trên 6.900 lợn, khoảng gần 195.000 con gia cầm. Vào thời điểm giao mùa, bên cạnh các loại bệnh thường gặp trên đàn gia súc, gia cầm, thì các loại dịch bệnh nguy hiểm cũng có nguy cơ bùng phát rất cao, như: Bệnh dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm, viêm da nổi cục... Trong khi đó, hiện nay, trên địa bàn 2 xã Trung Hạ và Sơn Điện đã xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi đang gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi, nhất là giáp Tết Nguyên đán đang tới gần. Đây là loại bệnh được đánh giá có nguy cơ xâm nhập, lây lan và bùng phát nhanh trong điều kiện thời tiết giao mùa. Bên cạnh đó, các loại mầm bệnh khác lưu hành với tỷ lệ cao, phạm vi rộng, một số bệnh lại chưa có vắc-xin, thuốc điều trị. Việc chăn nuôi nhỏ lẻ còn chiếm tỷ trọng cao rất khó kiểm soát khi dịch bệnh bùng phát.  

       

Để chủ động phòng, chống các loại bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, ông Đào Văn Dương - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện cho biết: Vào thời điểm chuyển mùa, người chăn nuôi cần chú trọng thực hiện các biện pháp, như: Che chắn chuồng trại tránh mưa tạt, gió lùa; khi nhiệt độ môi trường giảm cần giữ ấm cho đàn vật nuôi, nhất là gia cầm non cần phải có chuồng úm, quây úm, đèn sưởi để cung cấp nhiệt cho phù hợp. Chú trọng vệ sinh chuồng trại, phun thuốc sát trùng trong và ngoài chuồng nuôi, khơi thông cống rãnh không để nước thải ứ đọng. Hàng ngày theo dõi sức khỏe đàn gia súc, gia cầm, phát hiện sớm các biểu hiện bất thường để cách ly, theo dõi và điều trị; nếu thấy có biểu hiện nặng và lây lan nhanh phải thông báo ngay cho cán bộ thú y địa phương để được hướng dẫn xử lý kịp thời. Về chế độ dinh dưỡng, cần cung cấp đủ thức ăn, nước uống bảo đảm chất lượng, hợp vệ sinh, bổ sung thêm các loại khoáng chất, vitamin, men tiêu hóa,... để tăng khả năng hấp thụ thức ăn nhằm nâng cao sức đề kháng; đối với trâu, bò cần cân đối lượng thức ăn tinh và thức ăn thô xanh. Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho gia cầm theo quy định. Khi mua giống vật nuôi mới về, cần có khu nuôi cách ly theo dõi ít nhất từ 10 đến15 ngày, khi con giống hoàn toàn khỏe mạnh mới thả vào đàn nuôi cũ; đồng thời, khuyến cáo người chăn nuôi thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Khi có nhu cầu vận chuyển gia súc, gia cầm cần chú ý theo dõi thông tin về thời tiết để tránh vận chuyển vào những ngày có mưa, gió mùa, trời lạnh; chú ý bảo đảm các quy trình vận chuyển, thực hiện nghiêm việc kiểm dịch động vật để bảo đảm an toàn dịch bệnh.